Cách ghi 19 mục của phiếu đăng ký dự thi Kỳ thi THPT quốc gia
(Dân trí) - Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn cách khai trong phiếu đăng ký dự thi Kỳ thi THPT quốc gia 2015. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cách ghi trong hồ sơ thí sinh cần chú ý.
>> Mẫu hồ sơ đăng ký dự thi ở kì thi THPT quốc gia
Thí sinh phải ghi đầy đủ các mục ở mặt trước túi hồ sơ, phiếu số 1 và phiếu số 2 rồi nộp cho nơi nhận hồ sơ kèm theo bản sao chụp (photocopy) 2 mặt Chứng minh thư nhân dân trên 1 mặt của tờ giấy A4 và 2 ảnh cỡ 4x6 kiểu chứng minh thư mới chụp trong vòng 6 tháng (có ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, tỉnh, huyện và mã số đơn vị ĐKDT vào mặt sau tấm ảnh, 2 ảnh này đựng trong một phong bì nhỏ.
Ngoài ra phải dán thêm 1 ảnh vào vị trí đã xác định ở mặt trước túi đựng hồ sơ. Trường phổ thông nơi thí sinh đang học hoặc Công an xã phường nơi thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương ký tên và đóng một dấu có phần giáp lai lên ảnh (chỉ để xác nhận nhân thân thí sinh). Thí sinh hoàn toàn chịu trách về thông tin khai trong Phiếu ĐKDT.
- Nơi thu hồ sơ giữ lại túi hồ sơ, phiếu số 1, bản sao chụp (photocopy) Giấy chứng minh thư nhân dân và 2 ảnh, trả lại phiếu số 2 cho thí sinh sau khi đã ký và đóng dấu xác nhận. Thí sinh lưu giữ phiếu số 2 này để nhận Giấy báo thi, Giấy chứng nhận kết quả thi, trong trường hợp bị thất lạc giấy báo thi hoặc có những sai sót trước lúc thi, thí sinh đem phiếu này trực tiếp tới Hội đồng thi tại Cụm thi đã đăng ký vào buổi tập trung phổ biến quy chế thi để làm thủ tục dự thi.
Thí sinh lưu ý về cách khai hồ sơ đăng ký dự thi năm nay để tránh sai sót
Hướng dẫn ghi phiếu đăng ký dự thi Kỳ thi THPT quốc gia như sau:
Mục SỞ GDĐT……… MÃ SỞ: Thí sinh đăng ký tại đơn vị đăng ký dự thi thuộc sở nào thì ghi tên sở đó vào vị tri trống …..., sau đó điền 2 chữ số biểu thị mã sở vào 2 ô trống tiếp theo, mã sở GDĐT do Bộ GDĐT quy định.
Mục 1, 2: Ghi theo hướng dẫn trên phiếu ĐKDT
Mục 3: a) Nơi sinh của thí sinh chỉ cần ghi rõ tên tỉnh hoặc thành phố, nếu sinh ở nước ngoài thí sinh cần ghi rõ thêm tên quốc gia (theo tiếng Việt Nam). b) Dân tộc ghi đúng theo giấy khai sinh.
Mục 4: Đối với chứng minh thư mẫu cũ, ghi 9 chữ số vào 9 ô cuối bên phải, ba ô đầu để trống; đối với chứng minh thư mẫu mới, ghi đủ 12 chữ số.
Mục 5: Cần ghi đúng mã tỉnh (thành phố), mã huyện (quận), nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú vào các ô tương ứng ở bên phải. Đối với thí sinh được hưởng ưu tiên xét tốt nghiệp hoặc xét tuyển đại học, cao đẳng theo hộ khẩu thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn theo quy định cần khai thêm mã xã (phường). Mã tỉnh (thành phố), mã huyện (quận), mã xã (phường) sẽ do Bộ GDĐT quy định. Sau khi điền đủ các mã đơn vị hành chính, thí sinh ghi rõ tên tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường) vào dòng trống.
Mục 6: Ghi tên trường và địa chỉ đến huyện (quận), tỉnh (thành phố) của trường vào dòng kẻ chấm. Ghi mã tỉnh nơi trường đóng vào 2 ô đầu, ghi mã trường vào 3 ô tiếp theo (mã trường ghi theo quy định của Sở GDĐT, nếu mã trường có 1 chữ số thì 2 ô đầu tiên ghi số 0, nếu mã trường có 2 chữ số thì ô đầu tiên ghi số 0).
Mục 7: Ghi rõ điện thoại, email (nếu có).
Mục 8: Thí sinh phải ghi rõ họ tên người liên hệ, địa chỉ chi tiết: xóm (số nhà), thôn (đường phố, ngõ ngách), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
Mục 9: Thí sinh đăng ký dự thi với mục đích chỉ lấy kết quả để xét tốt nghiệp THPT, chỉ lấy kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng hoặc cả hai mục đích. Thí sinh đăng ký dự thi với mục đích nào thì đánh dấu “X” vào ô tương ứng; nếu thí sinh dự thi với cảc hai mục đích thì đánh dấu vào cả hai ô.
Mục 10: Thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi nào thì ghi tên cụm thi và mã cụm thi do Bộ GDĐT quy định vào vị trí tương ứng.
Mục 11: Học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp hồ sơ ĐKDT tại trường đó. Các đối tượng khác nộp hồ sơ ĐKDT tại các địa điểm do Sở GDĐT quy định. Mã đơn vị ĐKDT ghi theo hướng dẫn của nơi thu hồ sơ.
Mục 12: Tất cả các thí sinh đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng đều phải đăng ký môn thi ở mục này, thí sinh đăng ký dự thi môn nào thì đánh dấu “X” vào ô môn thi tương ứng, riêng đối với môn Ngoại ngữ thí sinh điền mã số tương ứng với ngôn ngữ cụ thể như sau:
N1 – Tiếng Anh; N2 – Tiếng Nga; N3 – Tiếng Pháp; N4 – Tiếng Trung Quốc; N5 – Tiếng Đức; N6– Tiếng Nhật.
Mục 13: Thí sinh đánh dấu “X” vào 4 môn dùng để xét tốt nghiệp THPT (bao gồm các môn bắt buộc và môn tự chọn).
Mục 14: Đối với thí sinh xin miễn thi ngoại ngữ, cần ghi rõ loại chứng chỉ đủ điều kiện miễn thi hoặc ghi rõ là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn ngoại ngữ theo quy định tại Công văn số: 6031/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 23 tháng 10 năm 2014 của Bộ GDĐT về việc điều chỉnh, bổ sung miễn thi môn ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2015.
Mục 15: Thí sinh đã dự thi THPT những năm trước, nếu có những môn thi đủ điều kiện bảo lưu theo quy định, thí sinh muốn bảo lưu môn nào thì ghi điểm môn đó vào ô tương ứng.
Mục 16: Thí sinh tự xác định đối tượng ưu tiên, ghi đúng ký hiệu các đối tượng ưu tiên theo quy định của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy. Nếu khai man sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành. Thí sinh thuộc diện ưu tiên phải nộp đủ giấy chứng nhận hợp pháp (bản sao) kèm theo phiếu đăng ký xét tuyển khi đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Mục 17: Đối với thí sinh dự thi có mục đích xét tuyển ĐH, CĐ cần ghi mã khu vực vào ô trống như sau: Khu vực 1 (KV1) điền chữ số 1, Khu vực 2 (KV2) điền chữ số 2, Khu vực 3 (KV3) điền chữ số 3, Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) điền 2NT. Trong 3 năm học THPT hoặc tương đương, học ở đâu lâu hơn hưởng ưu tiên khu vực ở đó. Nếu mỗi năm học một trường hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp THPT ở đâu hưởng ưu tiên khu vực tại đó. Đối với thí sinh được ưu tiên theo hộ khẩu thường trú, căn cứ vào quy định của quy chế tuyển sinh và hướng dẫn của Bộ GDĐT để ghi cho đúng khu vực ưu tiên được hưởng.
Mục 18: Ghi theo hướng dẫn trên phiếu ĐKDT.
Mục 19: Đối với thí sinh thi với mục đích lấy kết quả để xét học liên thông lên cao đẳng, đại học cần đánh dấu “X” vào ô đã tốt nghiệp ở bậc học nảo tương ứng: Đã tốt nghiệp trung cấp (TC) hoặc Đã tốt nghiệp cao đẳng (CĐ)
Lưu ý:
- Thí sinh phải ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch sẽ vào các mục theo yêu cầu và không sửa chữa, tẩy xoá.
- Nếu là số, ghi bằng chữ số Ả rập (0, 1, 2, 3,…), không ghi bằng chữ số La mã (I, II, III,…).
Nguồn Bộ GD-ĐT
Các bài đã đăng
- Phát hành cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ” (5/4)
- ĐH Cần Thơ tuyển sinh 8.600 chỉ tiêu cho 70 ngành học (4/4)
- Phân bố thí sinh đăng ký cụm thi THPT quốc gia tại TPHCM (3/4)
- Đề thi THPT Quốc gia 2015: Đạt 5 điểm không dễ! (3/4)
- Phân bố thí sinh đăng ký cụm thi THPT quốc gia tại Hà Nội (2/4)
- Cụm thi Đà Nẵng dự kiến có gần 39.000 thí sinh (2/4)
- Năm 2015, ĐH FPT dự kiến tuyển 1.600 sinh viên (2/4)
- Thủ tướng Chính phủ: Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh (1/4)
- “Môi trường nội trú giúp học sinh hình thành tinh thần tập thể và trách nhiệm” (1/4)
- Đề thi THPT quốc gia: 40% câu hỏi ở mức độ nâng cao (31/3)
-
Khối trường Quân đội chỉ sử dụng kết quả cụm thi do đại học chủ trì
-
Hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia gồm những gì?
-
ĐH Thành Đô tuyển sinh ngay trong tháng 1/2015
-
Trường ĐH Hà Nội: Ngoại ngữ là môn xét tuyển chính
-
ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM bỏ xét tuyển bằng học bạ THPT với 4 ngành
-
Muốn vào ĐH Luật TPHCM, phải làm bài kiểm tra năng lực
Số lần xem trang: 2399
Điều chỉnh lần cuối: